Thủy tinh là gì - Thủy tinh có thể làm được những loại đèn gì?
Thủy tinh ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể bắt gặp những vật dụng được làm từ thủy tinh ở bất cứ đâu. Tuy nhiên bạn đã bao giờ tìm hiểu thủy tinh có những dạng nào? Thủy tinh có những tính chất gì? Và nó được ứng dụng trong các lĩnh vực nào hay chưa?
Hãy cùng Nội Thất Hòa Thịnh tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thêm những kiến thức về thủy tinh và những ứng dụng hữu ích của nó đối với con người trong cuộc sống hiện đại ngày nay nhé!
Thủy tinh là gì?
Thủy tinh (hay trong dân gian còn được gọi với cái tên là kính hoặc kiếng) là một chất rắn vô định hình đồng nhất, có gốc silicát và thường được pha trộn thêm một số tạp chất khác để có được những tính chất theo ý muốn.
Thủy tinh nguyên chất hay còn được gọi là thạch anh có công thức hóa học là SiO2.
Ngoài ra, thủy tinh còn có một số dạng như:
- Thủy tinh hữu cơ (thủy tinh plexiglas): có tên hóa học là Poli (metyl metacrylat) là một chất nhựa dẻo, có đặc tính là rất bền, cứng và trong suốt.
- Thủy tinh lỏng (Sodium Silicate): có công thức hóa học là Na2SiO3 hoặc mNa2O.nSiO là chất lỏng sóng sánh màu vàng xanh hoặc không màu. Ở trạng thái nguyên chất, thủy tinh lỏng có độ nhớt cao, khá giống keo.
- Sợi thủy tinh: là loại sợi được làm từ thủy tinh. Sợi thủy tinh có thành phần vô cơ bao gồm aluminum hoặc canxi silicat và một phần nhỏ là các oxit kim loại khác.
- Cát thủy tinh: là loại thủy tinh có dạng tinh thể hạt trơ khi ở điều kiện tự nhiên. Cát thủy tinh có thành phần chính là SiO2 - một vật liệu quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp phục vụ đời sống.
- Thủy tinh borosilicate: là một loại thủy tinh có silica và bo trioxit là thành phần tạo thành thủy tinh chính. Thủy tinh borosilicate có thể có nhiều hình dạng speical và có khả năng chịu nhiệt cao. Thủy tinh borosilicate chỉ có thể có màu hổ phách, xanh lục, xanh dương, trắng sữa và xám xịt.
Tính chất của thủy tinh
Thủy tinh là chất trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ. Thủy tinh không cháy, không hút ẩm và không bị axit (trừ Hidro Florua) ăn mòn. Thủy tinh có khối lượng riêng là 7500g/cm³.
Thủy tinh có một số tính chất đặc trưng như:
- Truyền sáng
Một trong những đặc trưng rõ nét nhất của thủy tinh thông thường là nó trong suốt đối với ánh sáng nhìn thấy, mặc dù không phải mọi vật liệu thủy tinh đều có tính chất này do phụ thuộc vào tạp chất.
Độ truyền sáng của thủy tinh trong vùng bức xạ điện từ bức xạ tử ngoại và tia hồng ngoại thay đổi tùy theo việc lựa chọn tạp chất.
- Ánh sáng nhìn thấy
Tính trong suốt của thủy tinh trong ánh sáng nhìn thấy là do sự vắng mặt của trạng thái chuyển tiếp của các điện tử trong khoảng bước sóng của ánh sáng nhìn thấy, và trạng thái này là thuần nhất trong mọi bước sóng hơn là chỉ trong khoảng bước sóng của ánh sáng nhìn thấy.
- Tử ngoại
Thủy tinh thông thường không cho ánh sáng có bước sóng nhỏ hơn 400nm, hay tử ngoại tia cực tím (UV) đi qua.
Thủy tinh thuần SiO2 (còn gọi là thủy tinh thạch anh) không hấp thụ tia UV và nó được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu độ trong suốt trong khoảng bước sóng này.
- Hồng ngoại
Thủy tinh có thể sản xuất đến mức độ tinh khiết mà hàng trăm kilômét thủy tinh vẫn là trong suốt ở bước sóng tia hồng ngoại trong các sợi cáp quang. Một lượng lớn sắt được sử dụng trong thủy tinh có khả năng hấp thụ nhiệt, chẳng hạn như các tấm lọc hấp thụ nhiệt cho các máy chiếu phim.
- Chiết suất
Chiết suất của thủy tinh có thể thay đổi tùy theo các dạng thành phần. Thủy tinh có chứa chì, chẳng hạn như chì tinh thể hay thủy tinh đá lửa rực rỡ hơn vì nó làm tăng chiết suất và sinh ra sự "lấp lánh" có thể nhận thấy rõ hơn.
Oxit thori làm cho thủy tinh có hệ số chiết suất rất cao và nó được sử dụng để sản xuất các lăng kính chất lượng cao.
- Nhiệt độ nóng chảy
Như mọi chất rắn vô định hình, thủy tinh không có nhiệt độ nóng chảy nhất định.
Ứng dụng của thủy tinh
Vì thủy tinh là một vật liệu cứng và không hoạt hóa nên nó được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống và sản xuất.
- Trong đời sồng
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta có thể bắt gặp vô số những đồ dùng được làm từ thủy tinh trong gia đình như: bóng đèn, gương, cốc, chén, bát, đĩa, chai, lọ,...cũng như ống thu hình của màn hình máy tính, ti vi, cửa kính,... Trong đó, các vật dụng được làm từ thủy tinh hữu cơ luôn được ưu tiên lựa chọn bởi tính thẩm mỹ cao và độ bền của các sản phẩm làm từ chất liệu thủy tinh này.
- Trong phòng thí nghiệm
Các đồ dùng thí nghiệm được làm từ thủy tinh trong phòng thí nghiệm như: bình thót cổ, ống thử, lăng kính và nhiều dụng cụ thiết bị khác...
Đặc biệt, thủy tinh silicat bo (như Pyrex) thường được sử dụng để làm các vật dụng trong phòng thí nghiệm vì sức bền và hệ số giãn nở nhiệt thấp, cho phép đo đạc chính xác hơn khi làm nóng và làm nguội các thiết bị.
Đối với phần lớn các ứng dụng và các thí nghiệm đòi hỏi yêu cầu cao thì sẽ sử dụng thủy tinh thạnh anh (thủy tinh nguyên chất) mặc dù rất khó làm việc với nó.
- Trong công nghiệp
Thủy tinh từ núi lửa, như đá vỏ chai, đã được sử dụng để tạo ra các công cụ bằng đá và kỹ thuật đập đá lửa có thể dễ dàng tạo ra chất bất trị của natri phù hợp với thủy tinh được ứng dụng sản xuất hàng loạt ngày nay.
Thủy tinh lỏng được sử dụng để chế tạo ra các loại xi măng chịu axit, vật liệu cách âm, cách diện, chịu nhiệt, sơn silicat, keo thủy tinh, chất bọc que hàn điện, bảo vệ bề mặt sơn,...
Đặc biệt, thủy tinh hữu cơ được sử dụng làm các loại kính ô tô, kính máy bay, kính cho nón bảo hiểm,...
Thủy tinh có thể làm được những loại đèn gì?
Những bộ đèn làm từ thủy tinh ngày càng được ưa chuộng và tin dùng bởi sự sang trọng, tinh tế và nhưng ưu điểm vượt trội mà nó mang đem lại cho người sử dụng:
- Tính an toàn: Đèn thủy tinh có chất lượng ánh sáng ổn định, chống chói lóa, an toàn, giảm nguy cơ về tật khúc xạ cho mắt và thân thiện với môi trường.
- Chất liệu: Các loại đèn được dử dụng đa dạng các chất liệu khác nhau từ pha lê thủy tinh lấp lánh đến những mẫu kinh loại sang trọng.
- Thiết kế: Sử dụng thiết kế hiện đại phong cách mới lạ cùng với ánh sáng đèn led tạo ấn tượng, đem đến những nét riêng biệt cho không gian sử dụng.
- Tính thẩm mỹ cao: Được thiết kế với đa dạng mẫu mã, kiểu dáng phù hợp với nhiều phong cách và không gian sử dụng khác nhau từ phòng khách, phòng ăn đến nhà hàng, khách sạn,...
- Tuổi thọ cao: Các loại đèn được làm từ thủy tinh có tuổi thọ cao từ 35000 - 50000 giờ chiếu sáng.
- Tiết kiệm điện năng: Các mẫu đèn sử dụng bóng đèn led có độ bền, độ sáng tốt và tiết kiệm điện năng hiệu quả.
Một số mẫu đèn thủy tinh được ưa chuộng hiện nay
- Đèn ốp trần thủy tinh
Với khả năng khuếch tán rộng, phản chiếu ánh sáng rõ nét và đáp ứng được các nhu cầu sử dụng của không gian sống hiện đại chính vì vây đèn ốp trần thủy tinh ngày càng được sử dụng rộng rãi. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để tạo điểm nhấn cho những vị trí hiện diện nhờ vào thiết kế đẹp mắt.
- Đèn thả thủy tinh
Đèn thả thủy tinh cao cấp được nhiều người ưa chuộng bởi khả năng tiết kiệm điện cao, độ bền vượt trội, ánh sáng ổn định… Bên cạnh đó, với đặc tính của chất liệu thủy tinh là khả năng tán sắc ánh sáng 7 màu cũng như giúp ánh sáng của bóng led trở nên rõ ràng và huyền ảo hơn, mang đến một không gian sang trọng và lung linh.
- Đèn bàn thủy tinh
Những mẫu đèn bàn làm bằng thủy tinh được xử lí bằng công nghệ hiện đại, loại bỏ tạp chất, có khả năng chịu lực cao, chịu nhiệt và uốn dẻo mềm mại. Đèn bàn thủy tinh có tuổi thọ cao, chất lượng tuyệt vời để cung cấp ánh sáng lâu bền cho gia đình nhờ sự kết hợp với chụp đèn cao cấp cùng đế đèn vững chắc.
- Đèn tường thủy tinh
Các mẫu đèn tường thủy tinh sử dụng bóng đèn led cho nguồn sáng ổn định, không chớp nháy và đặc biệt, các tia sáng dịu mắt, không gây khó chịu. Đặc biệt, việc sử dụng bóng đèn led còn giúp tiết kiệm điện năng một cách tối đa.
Tới ngay với Nội Thất Hòa Thịnh để chọn mua các loại đèn trang trí, đèn thủy tinh,... để trang trí cho không gian của bạn nhé!