Hướng dẫn cách tính tiền điện kinh doanh, hộ gia đình - Công thức tính tiền điện
Giá điện tăng lên cùng với đó khi mùa hè đến nhu cầu sử dụng điện cũng tăng lên đáng kể. Tiền điện hàng tháng tăng lên làm cho các hộ gia đình và các hộ kinh doanh bắt đầu chú ý đến việc tính số điện và tiền điện.
Vậy căn cứ vào những chỉ tiêu nào để tính tiền điện? Tiền điện được chia thành những loại nào? Tiền điện đối với hộ gia đình và hộ kinh doanh được áp dụng theo những quy định nào?
Hãy cùng Nội Thất Hòa Thịnh tìm hiểu những kiến thức về cách tính tiền điện trong bài viết dưới đây để từ đó có những phương pháp sử dụng điện tiêu thụ sao cho hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nhé!
Dựa vào đâu để tính tiền điện, công thức tính tiền điện, quy định về tiền điện
Các căn cứ để tính tiền điện
Dựa vào những chỉ tiêu dưới đây bạn có thể tính ra được số tiền điện mà mình phải trả trong kỳ:
- Đối tượng sử dụng điện: Hộ gia đình, Tổ chức kinh doanh, Tổ chức hành chính sự nghiệp,...
- Lượng điện thực tế khách hàng sử dụng trong kỳ ghi chỉ số (GCS)
- Số ngày sử dụng điện thực tế (số ngày giữa hai kỳ GCS)
- Biểu giá tiền điện được EVN đưa ra.
Công thức tính tiền điện theo quy định hiện nay
1. Công thức tính tiền điện theo kWh
Ta có công thức tính tiền điện theo kWh như sau:
Mti= (Mqi/T)*N (kWh)
Trong đó:
- Mti: Mức bậc thang thứ i để tính tiền điện (kWh);
- Mqi: Mức bậc thang thứ i quy trình trong biểu giá
- N: số ngày tính tiền
- T: số ngày của tháng trước liền kề.
(kết quả làm tròn đến hàng đơn vị)
2. Công thức tính tiền điện theo công suất
Trước tiên chúng ta cần hiểu công suất là thông số hiển thị cho người sử dụng biết được chính xác lượng điện năng tiêu thụ của thiết bị là bao nhiêu hay thiết bị sẽ tiêu tốn bao nhiêu số điện trong 1 tháng.
Công suất tiêu thụ điện năng chính là thông số cho biết lượng điện năng tiêu thụ của thiết bị là bao nhiêu hay có thể hiểu đơn giản là thiết bị tốn bao nhiêu số điện trong 1 tháng. Từ đó, có thể tính được số tiền điện cần chi trả.
Ta có công thức tính tiền điện theo công suất như sau:
A= P.t
Trong đó:
- P: công suất (KW hay J/s)
- t: thời gian sử dụng (giờ)
- Cách quy đổi sang W: 1kW=1000W và 1MW=1000000W
Quy định về tiền điện
- Truy thu tiền điện là gì? Cách tính truy thu tiền điện như thế nào?
Truy thu tiền điện là hình thức thu lại tiền điện chưa được tính đủ trước đó vì nhiều lý do như: Công tơ cháy, hỏng, kẹt đĩa quay,… nên không đo được điện năng sử dụng trong thời gian hư hỏng và cách tính truy thu phụ thuộc từng trường hợp cụ thể.
Việc thanh toán tiền truy thu được thực hiện như thanh toán hóa đơn tiền điện. Nếu không đóng tiền truy thu đúng thời hạn thì Điện lực sẽ tạm ngừng cung cấp điện.
- Quy định về thời gian thanh toán tiền điện như thế nào?
Khách hàng có trách nhiệm thanh toán tiền điện hàng tháng cho bên bán điện theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.
Quá thời hạn trên mà chưa thanh toán, khách hàng phải trả thêm cả tiền lãi của khoản tiền chậm trả cho bên bán điện. Tiền lãi được tính bằng số tiền chậm trả nhân với mức lãi suất ghi trong hợp đồng mua bán điện tại thời điểm thanh toán và nhân với số ngày chậm trả, tính từ ngày phải thanh toán đến ngày khách hàng thanh toán.
Trong trường hợp khách hàng không trả tiền điện và đã được bên bán điện thông báo 02 lần thì sau 15 ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu tiên, bên bán điện có quyền ngừng cấp điện. Bên bán điện phải thông báo thời điểm ngừng cấp điện cho khách hàng trước 24 giờ và không chịu trách nhiệm về thiệt hại do việc ngừng cấp điện gây ra.
Việc cấp điện trở lại chỉ tiến hành sau khi khách hàng đã thanh toán đầy đủ tiền điện, tiền lãi do chậm trả và chi phí ngừng và cấp điện trở lại.
Tiền điện được chia thành những loại nào
Giá bán lẻ tiền điện được chia thành các loại khác nhau và được áp dụng cho từng đối tượng khách hàng sử dụng khác nhau:
- Các ngành sản xuất
TT | Nhóm đối tượng khách hàng |
Giá bán điện (đồng/kWh) |
1.1 | Cấp điện áp từ 110 kV trở lên | |
a) Giờ bình thường | 1.536 | |
b) Giờ thấp điểm | 970 | |
c) Giờ cao điểm | 2.759 | |
1.2 | Cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV | |
a) Giờ bình thường | 1.555 | |
b) Giờ thấp điểm | 1.007 | |
c) Giờ cao điểm | 2.871 | |
1.3 | Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV | |
a) Giờ bình thường | 1.611 | |
b) Giờ thấp điểm | 1.044 | |
c) Giờ cao điểm | 2.964 | |
1.4 | Cấp điện áp dưới 6 kV | |
a) Giờ bình thường | 1.685 | |
b) Giờ thấp điểm | 1.100 | |
c) Giờ cao điểm | 3.076 |
Khách hàng mua điện tại cấp điện áp 20kV được tính theo giá tại cấp điện áp từ 22kV đến dưới 110kV.
- Khối hành chính sự nghiệp
TT | Nhóm đối tượng khách hàng |
Giá bán điện (đồng/kWh) |
1 | Bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông | |
Cấp điện áp từ 6 kV trở lên | 1.659 | |
Cấp điện áp dưới 6 kV | 1.771 | |
2 | Chiếu sáng công cộng; đơn vị hành chính sự nghiệp | |
Cấp điện áp từ 6 kV trở lên | 1.827 | |
Cấp điện áp dưới 6 kV | 1.902 |
- Kinh doanh
TT | Nhóm đối tượng khách hàng |
Giá bán điện (đồng/kWh) |
1 | Cấp điện áp từ 22 kV trở lên | |
a) Giờ bình thường | 2.442 | |
b) Giờ thấp điểm | 1.361 | |
c) Giờ cao điểm | 4.251 | |
2 | Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV | |
a) Giờ bình thường | 2.629 | |
b) Giờ thấp điểm | 1.547 | |
c) Giờ cao điểm | 4.400 | |
3 | Cấp điện áp dưới 6 kV | |
a) Giờ bình thường | 2.666 | |
b) Giờ thấp điểm | 1.622 | |
c) Giờ cao điểm | 4.587 |
- Sinh hoạt
TT | Nhóm đối tượng khách hàng |
Giá bán điện (đồng/kWh) |
1 | Giá bán lẻ điện sinh hoạt | |
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 | 1.678 | |
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 | 1.734 | |
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 | 2.014 | |
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 | 2.536 | |
Bậc 5: Cho kWh từ 301 - 400 | 2.834 | |
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên | 2.927 | |
2 | Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước | 2.461 |
Đối với sinh viên và người lao động thuê nhà để ở:
- Trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 - 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.
- Trường hợp chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì Bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn; cứ 04 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt.
Hướng dẫn cách tính tiền điện gia đình - Cách tính tiền điện 2 hộ 1 công tơ
Điện sinh hoạt là giá bán điện được phép và bán theo quy định áp dụng cho các hộ gia đình sử dụng trang thiết bị tiêu thụ điện năng. Bảng giá bán điện áp dụng theo quy định hiện hành ứng với các bậc tiêu thụ điện sẽ phải trả giá khác nhau trên mỗi 1kWh sử dụng.
Đối với trường hợp điện sinh hoạt, tiền điện sẽ được tính theo mức bậc thang sử dụng trong gia đình. Mỗi bậc có một mức giá điện xác định.
Dưới đây là biểu giá tiền điện áp dụng đối với hộ gia đình được quy định như sau:
TT | Nhóm đối tượng khách hàng |
Giá bán điện (đồng/kWh) |
1 | Giá bán lẻ điện sinh hoạt | |
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 | 1.678 | |
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 | 1.734 | |
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 | 2.014 | |
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 | 2.536 | |
Bậc 5: Cho kWh từ 301 - 400 | 2.834 | |
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên | 2.927 | |
2 | Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước | 2.461 |
Công thức để xác định mức bậc thang tính giá điện như sau:
Mti= (Mqi/T)*N*n (kWh)
Trong đó:
- Mti: Mức bậc thang thứ i để tính tiền điện (kWh);
- Mqi: Mức bậc thang thứ i quy trình trong biểu giá
- N: số ngày tính tiền
- T: số ngày của tháng trước liền kề.
- n: Số hộ dùng chung
Sau khi đã ra mức bậc thang để tính tiền rồi nhân với giá bán lẻ cộng với thuế VAT là ra số tiền.
Cách tính tiền điện 2 hộ 1 công tơ
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư 16/2014/TT-BCT:
Bên mua điện sinh hoạt có các hộ sử dụng điện dùng chung công tơ (có hộ khẩu riêng) áp dụng giá bán điện cho các hộ sử dụng theo nguyên tắc định mức chung của bên mua điện bằng định mức của từng bậc nhân với số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ.
Như vậy khi 2 hộ sử dụng 01 đồng hồ điện thì định mức sử dụng điện được tính bằng định mức của từng bậc nhân với 2.
Cách tính tiền điện cho hộ kinh doanh
Điện kinh doanh là giá điện áp dụng cho các cơ sở cá nhân hay tổ chức có hoạt động kinh doanh phát sinh lợi nhuận khi sử dụng trang thiết bị điện. Trong một số trường hợp giá điện đối với hộ kinh doanh có thể được áp dụng song song với một số loại hình khác. Ví dụ như các hộ gia đình kinh doanh cá thể, cho thuê nhà trọ, nhỏ lẻ, sản xuất, hành chính sự nghiệp…
Khác với điện hộ gia đình, điện kinh doanh được áp dụng theo từng khung giờ sử dụng khác nhau. Dưới đây là biểu giá điện kinh doanh được ENV quy định:
TT | Nhóm đối tượng khách hàng |
Giá bán điện (đồng/kWh) |
1 | Cấp điện áp từ 22 kV trở lên | |
a) Giờ bình thường | 2.442 | |
b) Giờ thấp điểm | 1.361 | |
c) Giờ cao điểm | 4.251 | |
2 | Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV | |
a) Giờ bình thường | 2.629 | |
b) Giờ thấp điểm | 1.547 | |
c) Giờ cao điểm | 4.400 | |
3 | Cấp điện áp dưới 6 kV | |
a) Giờ bình thường | 2.666 | |
b) Giờ thấp điểm | 1.622 | |
c) Giờ cao điểm | 4.587 |
Vậy giờ bình thường, giờ thấp điểm và giờ cao điểm được quy định như thế nào?
- Giờ bình thường
Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy
- Từ 04 giờ 00 đến 9 giờ 30 (05 giờ và 30 phút);
- Từ 11 giờ 30 đến 17 giờ 00 (05 giờ và 30 phút);
- Từ 20 giờ 00 đến 22 giờ 00 (02 giờ).
Ngày Chủ nhật
Từ 04 giờ 00 đến 22 giờ 00 (18 giờ).
- Giờ cao điểm
Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy
- Từ 09 giờ 30 đến 11 giờ 30 (02 giờ);
- Từ 17 giờ 00 đến 20 giờ 00 (03 giờ).
Ngày Chủ nhật: không có giờ cao điểm.
- Giờ thấp điểm:
Tất cả các ngày trong tuần: từ 22 giờ 00 đến 04 giờ 00 sáng ngày hôm sau (06 giờ).
Dựa vào mức điện áp sử dụng và khung giờ sử dụng điện thoe quy định từ đó có thể tính ra số tiền điện mà hộ kinh doanh cần phải trả trong kỳ.
Cách tính tiền điện vượt định mức
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 16/2014/TT-BCT thì giá bán lẻ điện sinh hoạt áp dụng với hộ sử dụng điện cho nhu cầu sinh hoạt có hợp đồng mua bán điện trực tiếp với bên bán điện. Mỗi hộ sử dụng điện trong một tháng được áp dụng một định mức sử dụng điện sinh hoạt.
Theo Quyết định 4495/QĐ-BCT thì mức giá bán lẻ điện sinh hoạt được tính như sau:
- Bậc 1 cho kWh từ 0-50
- Bậc 2 cho kWh từ 51 - 100
- Bậc 3 cho kWh từ 101 - 200
- Bậc 4 cho kWh từ 201 - 300
- Bậc 5 cho kWh từ 301 - 400
- Bậc 6 cho kWh từ 401 trở lên
Như vậy, giá bán lẻ điện cho hộ gia đình sử dụng điện cho sinh hoạt sẽ được tính tăng dần đều.
- Nếu trong định mức từ 0-50 kWh thì giá điện là 1.678 đồng/kWh.
- Vượt định mức đầu từ 51-100 kWh thì giá điện đối với mức vượt đó là 1.734 đồng/kWh.
- Vẫn tiếp tục vượt định mức thì từ 101-200 kWh thì giá điện đối với mức vượt đó là 2.014 đồng/kWh.
- Nếu mà vẫn tiếp tục vượt định mức quy định trên thì sẽ tiếp tục tăng theo bậc 4, bậc 5, bậc 6.
Sau đó, cộng tất cả số tiền ở các mức khác nhau ta được tổng số tiền điện phải nộp trong kỳ sử dụng.
Trường hợp gia đình bạn đã sử dụng điện vượt định mức quy định nhiều nên tiền điện hàng tháng mới tăng cao. Vì vậy bạn hãy chú ý đến việc sử dụng các thiết bị điện trong gia đình để có kế hoạch sử dụng điện sao cho hợp lý.