Danh mục sản phẩm
Chắc hẳn đã có đôi lần bạn được nghe mọi người nói về chỉ số RPM. Vậy chỉ số RPM thực chất là gì? RPM được ứng dụng trong các lĩnh vực nào? Trong quạt trần chỉ số RPM được dùng để làm gì? RPM và CFM có mỗi quan hệ như thế nào? RPM càng lớn thì CFM càng lớn điều đó có thực sự đúng?
Bạn đã bao giờ về các vấn đề này hay chưa? Hãy cùng nội thất Hòa Thịnh tìm hiểu về các kiến thức liên quan đến chỉ số RPM và mối quan giữa RPM và CFM ngay trong bài viết dưới đây nhé!
RPM là viết tắt của cụm từ Revolutions Per Minute là chỉ số chỉ tần suất của chuyển động tròn hoặc để tính tốc độ di chuyển của một vật trong một thời gian nhất định. RPM có đơn vị là vòng/phút.
Ví dụ: Một người đạp xe có RPM là 130 nghĩa là người đó đạp được 130 vòng đạp xe trong một phút.
RPM đối với những bạn làm Youtube và Adsense được hiểu là thu nhập ước tính của trang trên 1.000 lượt hiển thị. Tuy nhiên đây không phải là số tiền thực tế mà bạn có thể nhận được. RPM được tính dựa vào công thức:
RPM= (thu nhập ước tính/số lần xem trang)*1000.
RPM là những gì Google AdSense sử dụng khi báo cáo thu nhập doanh thu quảng cáo cho nhà xuất bản. Nó cho thấy tỷ lệ mà các nhà xuất bản được trả cho hiển thị quảng cáo trên các trang web của họ.Trong quạt trần, RPM là chỉ số được dùng để đo số vòng quay của động cơ quạt trong 1 phút. Chỉ số RPM trong quạt trần thường từ 170 đến 250 vòng/phút.
Ví dụ: Một quạt trần có chỉ số RPM là 180 có nghĩa là trong vòng 1 phút chiếc quạt trần đó quay được 180 vòng.
Mỗi loại quạt trần sẽ có số vòng quay trong 1 phút khác nhau tùy vào loại động cơ và mục đích sử dụng nên rất khó để trả lời cố định 1 RPM bằng bao nhiêu vòng phút. Có những loại quạt trần tốc độ quay 250 vòng/phút nhưng lại có những thiết bị đạt tốc độ quay lên đến 295 vòng/phút.
Vì vây, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn những loại quạt trần có chỉ số RPM khác nhau. RPM càng lớn thì động cơ hoạt động càng nhiều và gây ra tiếng ồn. Ngược lại với RPM thấp thì tốc độ quay vòng của động cơ giảm giúp quạt hoạt động rất êm ái và không gây ra tình trạng tiếng ồn.
Tuy nhiên với RPM thấp thì quạt lại quay với tốc độ nhỏ, thông thường nó chỉ phù hợp với những không gian không quá rộng hoặc vào những ngày thời tiết không quá nóng. Ngoài ra với những loại quạt 5 cánh thì tốc độ gió quay thường nhỏ hơn so với quạt 3 cánh.
Đối với đa số người tiêu dùng không có kiến thức về quạt trần đèn trang trí vẫn hay cho rằng CFM càng lớn thì cũng tương đương với RPM càng lớn. Tuy nhiên, đây chính là quan niệm sai lầm vì 2 thông số kỹ thuật trên gần như chẳng có sự liên quan nào cả. Hãy cùng tìm hiểu về sự khác biệt của 2 chỉ số này để chứng minh điều đó:
RPM là số vòng quay của động cơ trong một phút còn CFM là số lượng khối không khí có thể được di chuyển hoặc trao đổi mỗi phút.
RPM càng lớn thì độ ồn càng cao. CFM càng cao thì khối lượng không khí chuyển động càng lớn, khả năng làm mát càng cao. Tuy nhiên, RPM và CFM không tỉ lệ thuận với nhau. Vì vậy, RPM càng lớn không có nghĩa là CFM càng lớn.
Ví dụ, chúng ta hãy so sánh quạt tản nhiệt trong máy tính và quạt trần. Rõ ràng tốc độ quay của quạt làm mát máy tính nhanh hơn rất nhiều so với quạt trần. Tuy nhiên khả năng làm mát của quạt tản nhiệt trong máy tính lại không thể bằng được với khả năng làm mát của quạt trần.
Vì vậy, nếu bạn thích quạt có tốc độ làm mát cao thì chỉ cần quan tâm tới CFM. Còn nếu bạn cần một chiếc quạt vận hành êm ái thì hãy để ý tới chỉ số RPM.
Bạn đang băn khoăn trong việc lựa chọn một chiếc quạt trần cho ngôi nhà của mình. Hãy đến với nội thất Hòa Thịnh để được tư vấn và lựa chọn những mẫu quạt trần thích hợp nhất nhé!
Bài viết liên quan: CFM là gì
Tham khảo các mẫu quạt trần đèn trang trí & quạt trần Nhật Bản tại Nội Thất Hòa Thịnh