Độ rọi là gì, độ rọi kí hiệu là gì, công thức tính độ rọi lux
Độ rọi là gì? Độ rọi tiếng anh là gì? Độ rọi kí hiệu là gì? Ý nghĩa độ rọi của đèn LED trong chiếu sáng, độ rọi của một số nguồn ánh sáng phổ biến là bao nhiêu? Công thức tính độ rọi lux? Cách tính toán độ rọi cho phòng ngủ, phòng khách để từ đó quý khách tính toán được số lượng bóng đèn phù hợp.
Cùng tìm hiểu.
Khái niệm độ rọi là gì? Độ rọi sáng là gì? Đơn vị đo độ rọi là gì? Độ rọi lux bao nhiêu?
Độ rọi là gì? Độ rọi được sử dụng để đo lượng ánh sáng phát ra trong một khu vực nhất định. Độ rọi trong tiếng anh là illuminance.
Độ rọi có đơn vị là gì? Độ rọi được đo bằng đơn vị Lux (Ký hiệu là Lx, theo quy ước trong hệ đo lường SI). Một lux tương đương với một lumen trên một mét vuông. Nó cho phép chúng ta đo tổng lượng ánh sáng khả kiến và cường độ chiếu sáng trên một bề mặt. Trong trắc quang, độ rọi được sử dụng như một thước đo cường độ, theo cảm nhận của mắt người nhìn về ánh sáng chiếu vào hoặc đi qua một bề mặt.
Độ rọi trung bình là độ rọi trên một khu vực cụ thể. Trong thực tế, điều này có thể được lấy từ trung bình của độ rọi ở một số điểm trên bề mặt, hoặc từ tổng quang thông rơi trên bề mặt chia cho tổng diện tích bề mặt.
Bảng độ rọi của một số nguồn ánh sáng phổ biến trong cuộc sống:
Nguồn ánh sáng | Foot-candle | Lux |
Ánh sáng ban ngày | 1.000 | 10.000 |
Ánh sáng ngày mưa | 100 | 1000 |
Ánh sáng ban đêm | 10 | 100 |
Ánh sáng hoàng hôn | 1 | 10 |
Ánh sáng trăng tròn | 0,01 | 0.1 |
Ánh sáng ngôi sao | 0,0001 | 0,0001 |
Độ rọi là gì - Độ rọi lux và quang thông lumens khác nhau như nào?
Sự khác biệt có thể được tóm tắt như sau:
- Lux là đơn vị đo độ rọi, tổng lượng ánh sáng rơi trên bề mặt
- Lumens là thước đo quang thông, tổng lượng ánh sáng phát ra theo mọi hướng. (Xem chi tiết: Quang thông là gì tại đây)
- Lux là thước đo lượng ánh sáng rơi vào một bề mặt cụ thể và có thể là kết quả của nhiều bóng đèn và thậm chí cả ánh sáng ban ngày trộn lẫn vào nhau.
- Lumens rất quan trọng để biết được một nguồn sáng phát ra bao nhiêu ánh sáng. Điều này rất hữu ích để so sánh tổng lượng ánh sáng mà các bóng đèn phát ra
- Phương pháp đo độ rọi lux đơn giản hơn lumen. một máy đo ánh sáng cầm tay hoặc máy quang phổ nhỏ có thể đo độ rọi lux. Mức chi phí thấp.
- Phương pháp đo lumen phức tạp hơn, khó hơn và tốn nhiều chi phí hơn
Càng gần nguồn sáng, độ rọi lux càng cao. Điều này là do sự phân tán ánh sáng khi một người di chuyển ra khỏi nguồn sáng. Do đó, khi bạn đánh giá độ rọi lux cho một bóng đèn, bạn phải luôn đảm bảo có một khoảng cách thống nhất giữa các nguồn sáng. Đối với các loại bóng đèn rọi hoặc đèn spotlight ánh sáng tập chung theo một hướng thì trung tâm của chùm tia thường có chỉ số lux cao nhất. Khi bạn di chuyển ra xa trung tâm, lux sẽ giảm theo.
Độ rọi lux ILLUMINANCE và LUMINANCE (độ chói) khác nhau như nào?
Độ rọi đo lường lượng ánh sáng chiếu vào bề mặt, còn độ chói là thước đo quang của cường độ sáng trên một đơn vị diện tích ánh sáng truyền theo một hướng nhất định. Nó mô tả lượng ánh sáng đi qua, được phát ra hoặc được phản xạ từ một khu vực cụ thể và nằm trong một góc rắn nhất định
Công thức tính độ rọi lux trong phòng
Mặc dù về mặt lý thuyết, 1 lumen sẽ tạo ra 1 LUX ánh sáng trên diện tích 1 mét vuông, nhưng đây chỉ là trong thế giới hoàn hảo vì thực tế có nhiều yếu tố khác cần xem xét. Ví dụ, các yếu tố về trang trí và tô màu trong không gian chắc chắn sẽ dẫn đến việc mất một số ánh sáng trừ khi căn phòng có những bức tường phản chiếu hoàn hảo.
Độ rọi là gì - Công thức tính độ rọi lux trong một căn phòng như sau:
E (LUX) = F (lm) x UF x MF / A
Trong đó:
- E là mức độ rọi LUX đang cần tính toán
- F là giá trị lumens trung bình tạo thành nguồn sáng
- UF là hệ số sử dụng cho không gian có tính đến màu của các bề mặt trong không gian cùng với hình học
- MF là hệ số bảo trì của đèn cho phép mức khấu hao ánh sáng theo thời gian.
Từ công thức này ta dễ dàng nhận ra, mức độ ánh sáng thực tế bị giảm bởi 2 yếu tố là yếu tố bảo trì của đèn và hệ số sử dụng của không gian.
Các giá trị này phụ thuộc vào tình huống nhưng các giá trị điển hình cho các giá trị này sẽ là 0,4 cho hệ số sử dụng và 0,9 cho hệ số bảo trì. Điều này có nghĩa là trong một tình huống thực tế, bạn sẽ đạt được 35% mức độ ánh sáng có thể đạt được về mặt lý thuyết trong một không gian hoàn hảo về mặt quang học.
Nếu bạn cảm thấy công thức này thật rắc rối, tham khảo luôn bảng độ rọi tiêu chuẩn phòng ngủ, nhà ở dưới đây.
Độ rọi tiêu chuẩn phòng ngủ, bảng độ rọi tiêu chuẩn nhà ở phòng khách
- Các khu vực để thư giãn chẳng hạn như phòng khách hoặc phòng TV thường có độ rọi = 120 LUX
- Đối với một khu vực cần học tập và làm việc nên tăng mức này lên 200 LUX
- Một môi trường văn phòng có nhiều người cần độ rọi 250 LUX
- Chiếu sáng trung tâm thương mại cần 400-500 LUX
- Đối với môi trường bán lẻ nơi mọi người đang mua hàng thì mức độ khoảng 500 LUX thường được sử dụng
- Trong khu vực hội trường rộng lớn thì cần mức LUX từ 500 đến 700
- Trong phòng mổ trong bệnh viện, mức LUX = 1.000
Độ rọi lux lý tưởng được đề xuất theo khu vực và độ tuổi:
Ứng dụng | Tuổi 25-65 tuổi | Trên 65 tuổi |
Kho | 100 | 200 |
Khu vực làm việc | 150 | 300 |
Lắp ráp chung | 1.000 | 2.000 |
Lắp ráp chi tiết | 2.000 | 4.000 |
Kiểm tra tốt | 5.000 | 10.000 |
Bảng tính toán số lượng bóng đèn dựa trên diện tích phòng và độ rọi lux.
Diện tích phòng (m2) | Loại phòng (lux) | Công suất bóng đèn (w) | Độ rọi trung bình (lux) | Số lượng bóng đèn |
30 m2 | Phòng ngủ/Hành lang: 100 Lux | 10W | 125 | 5 đèn |
30 m2 | Phòng chờ: 150 Lux | 10W | 175 | 7 đèn |
30 m2 | Phòng chờ: 250 Lux | 10W | 275 | 11 đèn |
40 m2 | Văn phòng 400 Lux | 20W | 405 | 12 đèn |
40 m2 | Văn phòng 400 Lux | 10W | 413 | 22 đèn |
Hi vọng những thông tin về độ rọi, cách tính độ rọi trên hữu ích cho quý khách hàng. Để được tư vấn lắp đặt đèn trang trí, quý khách liên hệ tới Nội Thất Hòa Thịnh để được tư vấn chi tiết hơn.
Trung tâm nội thất Hòa Thịnh
- Địa chỉ: Số 144 Nguyễn Xiển - Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội
- Số điện thoại: 0971.958.991 (Bán hàng) - 0243.200.9829 (Kỹ thuật)
Tìm kiếm liên quan trên Google
- độ rọi là gì
- độ rọi kí hiệu là gì
- độ rọi của đèn led
- độ rọi lux
- đơn vị đo ánh sáng lux
- công thức tính độ rọi lux
- độ rọi có đơn vị là
- công thức tính độ rọi lux
- phương pháp đo độ rọi